Bệnh tật Phân_người

Tiêu chảy

Tiêu chảy (hay còn gọi là ỉa chảy) là tình trạng đi tiêu phân lỏng ba hoặc nhiều hơn ba lần mỗi ngày.[26] Tình trạng này có thể là triệu chứng của chấn thương, bệnh tật hoặc bệnh từ thực phẩm và thường kèm theo đau bụng. Cũng có những tình trạng khác liên quan đến một số nhưng không phải tất cả các triệu chứng của tiêu chảy, do vậy, định nghĩa y khoa chính thức của tiêu chảy là liên quan đến đại tiện hơn 200 gram mỗi ngày (mặc dù trọng lượng phân chính xác để chẩn đoán không bao giờ thực sự thực hiện).

Tình trạng xảy ra khi không đủ chất lỏng được hấp thụ bởi ruột già. Đó là một phần của quá trình tiêu hóa, hay do lượng chất lỏng đưa vào, thức ăn được trộn với một lượng lớn nước. Như vậy thức ăn thực chất là chất lỏng trước khi đến ruột già. Ruột già hấp thụ nước, phần còn lại là phân dạng nữa lỏng nữa đặc. Tuy nhiên nếu ruột già bị tổn thương hoặc viêm, sự hấp thu bị ảnh hưởng, phân sẽ trở nên lỏng hơn. 

Hầu hết tiêu chảy gây ra do nhiễm virus nhưng cũng thường là kết quả của độc tố vi khuẩn và thậm chí đôi khi cả nhiễm trùng. Trong điều kiện sống hợp vệ sinh, nguồn thực phẩm dồi dào và nước luôn sẵn có, một bệnh nhân điển hình hồi phục sau đợt nhiễm virus thông thường trong một vài ngày, và lâu nhất là một tuần. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ốm yếu và suy dinh dưỡng, tiêu chảy dẫn đến mất nước nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Táo bón

Táo bón chỉ tình trạng đi cầu không thường xuyên hoặc khó đẩy phân ra ngoài.[27] Táo bón là nguyên nhân phổ biến của đau đớn trong đại tiện. Táo bón nặng bao gồm táo bón không thể đẩy phân hoặc khí ra ngoài, và u phân, có thể tiến triển tắc ruột và đe dọa tính mạng. 

Khác

Tình trạng quá tải mật rất hiếm, và không phải là mối đe dọa về sức khỏe. Các vấn đề đơn giản như tiêu chảy nghiêm trọng có thể gây ra máu trong phân của một người. Phân đen do sự hiện diện của máu thường là dấu hiệu của một vấn đề về ruột(màu đen chứng tỏ có chảy máu tiêu hóa), trong khi các vệt máu đỏ trong phân thường do chảy máu ở trực tràng hoặc hậu môn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phân_người http://news.discovery.com/human/will-the-future-be... http://www.livestrong.com/article/472989-can-licor... http://medical-dictionary.thefreedictionary.com/st... http://www.bt.cdc.gov/radiation/prussianblue.asp //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1027231 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3223289 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3580696 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11294313 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12854812 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15206616